MPTEK CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP

GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI

Ngày nay, nhiều khu vực trên thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, việc tái sử dụng nước thải qua xử lý có thể cung cấp nguồn nước thay thế phù hợp để đáp ứng phần lớn nhu cầu về nước, ngoại trừ nước ăn uống đòi hỏi chất lượng cao hơn.

Mục đích của việc tái sử dụng nước đang tăng lên ở các khu đô thị của nhiều quốc gia, bao gồm phun tưới cảnh quan; sử dụng trong công nghiệp; nước xả nhà vệ sinh và bồn tiểu; dùng để chữa cháy và dập lửa, làm sạch đường phố; sử dụng cho các mục đích giải trí và môi trường (nước có tính chất trang trí, bổ sung cho các thủy vực); rửa xe cộ và các phương tiện giao thông.

Các hệ thống tái sử dụng nước tập trung này đã phát triển đến mức được coi là hợp phần hữu hiệu trong quản lý nước đô thị và được sử dụng rộng rãi ở nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới.

Tình hình tái sử dụng nước thải ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá thấp.

Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và tích cực tham gia các hiệp định thương mại đa phương. Chính sách này đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động tiếp thu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của thế giới, trong đó có hoạt động tiêu chuẩn hóa hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực để áp dụng cho Việt Nam, như các TCVN về bảo vệ môi trường nước và chất lượng nước.

Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ và thiếu chi tiết. Một ví dụ rõ nét là Nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành TC, QC về sử dụng nước thải sau xử lý phù hợp theo với từng mục đích sử dụng nguồn nước thải tái chế (Điều 24) cho đến nay chưa được thực hiện đầy đủ.

Từ đó, thấy được sự cấp thiết trong việc xây dựng tiêu chuẩn tái sử dụng nước trong điều kiện Việt Nam, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau.

Các hình thức tái sử dụng nước thải sinh hoạt 

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý có thể tái sử dụng vào 4 lĩnh vực sau đây:

(I) Tái sử dụng nước thải trong đô thị:

Một lượng lớn các nhu cầu sử dụng nước trong đô thị không đòi hỏi chất lượng nước cao như nước ăn uống. Nước thải sinh hoạt đô thị đã qua xử lý tùy theo  nhu cầu, có thể sử dụng lại cho các mục đích sau: Tưới cây, rửa đường; dội rửa toilet; Cấp nước chữa cháy, Tái tạo cảnh quan sông, hồ đô thị.

(II) Tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp:

Sản xuất nông lâm, là lĩnh vực sản xuất quan trọng nhất đối với sự phát triển của Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp cũng là ngành sử dụng nhiều nước nhất. Việc sử dụng nước sau xử lý để tưới cho cây trồng trước hết cần biết chất lượng của nước thải, đặc biệt là các chỉ tiêu về Nito, Kali và các nguyên tố vi lượng khác nhau như kẽm, lưu huỳnh là những yếu tố không thể thiếu đối với cây trồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp những chất này không được vượt quá các yêu cầu của cây trồng, tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm mạch nông.

(III) Tái sử dụng nước thải trong sản xuất công nghiệp:

Lưu lượng nước thải công nghiệp chiếm khoảng 20% lượng  nước ngọt toàn cầu. Dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2025 tăng 1.5 lần. Do đó, tái sử dụng nước thải công nghiệp không chỉ đem lại lợi ích chung về môi trường mà còn góp phần giảm thiểu đáng kể những chi phí sản xuất, thu hồi được tài nguyên nước, đặc biệt là giảm các chi phí liên quan đến xử lý nước thải và xả thải vào nguồn tiếp nhận.

(IV) Bổ cập cho nước ngầm:

Việc bổ cập cho tầng nước ngầm có thể giúp ngăn chặn hiện tượng sụt lún, giảm mực nước ngầm, ngăn chặn quá trình xâm nhập mặn, duy trì tài nguyên nước ngầm cho nhu cầu tương lai. 

Các phương pháp xử lý nước thải tái sử dụng

1. Xử lý bậc 2

Các quá trình xử lý bậc 2 như: các quá trình sinh học bùn hoạt tính (AO, A2O, MBBR, kênh oxi hóa, SBR), lọc sinh học nhỏ giọt, quá trình sinh học kết hợp màng MBR, hồ sinh học, bãi lọc sinh học…

Nước sau xử lý có BOD, TSS ≤ 30 mg/l.

Xử lý bậc 2 nước thải tái sử dụng

2. Lọc (Sau xử lý bậc 2)

Các quá trình lọc như lọc khối với vật liệu lọc dạng hạt, lọc bề mặt, lọc sợi, lọc đĩa và các loại lọc màng (màng NF, UF, màng RO).

Tái sử dụng nước thải bằng phương pháp lọc

3. Khử trùng

Khử trùng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh bằng các phương pháp hóa học, vật lý hoặc sinh học: Cl2, O3, các chất hóa học khác, tia UV, hoặc các quá trình khác để nước thải tái chế đạt yêu cầu sử dụng

Khử trùng nước thải tái sử dụng

4. Xử lý nâng cao

Các quy trình xử lý nước thải nâng cao như kết tủa hóa học, hấp phụ than hoạt tính, trao đổi ion, thẩm thấu ngược (RO) và các quá trình màng khác.

Tái sử dụng bằng phương pháp nâng cao

MPTEK chuyên cung cấp các giải pháp tái sử dụng nước thải cho các mục đích như cấp nước sản xuất công nghiệp, tưới tiêu…

Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn và tìm giải pháp tốt nhất cho bạn!

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP MPTEK

Hotline: 0903188563

Địa chỉ: 20 Huỳnh Thiện Lộc, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, TPHCM.

 

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC TOÀN DIỆN

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC TOÀN DIỆN

lIÊN H? NGAY